Cách đi lễ chùa thế nào cho đúng cùng tất cả những quy tắc, kinh nghiệm cần biết khi đi lễ sẽ được Dulichbalo chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây. Lễ chùa là hoạt động không thể thiếu và gắn liền với đạo Phật bao đời nay, đây được xem là nét đẹp của văn hóa người việt luôn được duy trì trong nhiều gia đình, nhiều thế hệ Việt Nam. Thế nhưng hiện nay thực trạng thiếu hiểu biết về quy tắc đạo Phật đang ngày càng làm méo mó, biến dạng các lễ hội chùa chiền tạo nên thực trạng phản cảm. Xuất phát từ mục đích đi chùa không giống nhau của nhiều người và đặc biệt là sự thiếu hiểu biết về đạo Phật khiến sự thuần phong mỹ tục đang ngày càng xuống cấp. Để giúp bạn nắm rõ những quy định về lễ giáo của đạo Phật giúp hoạt động tín ngưỡng này diễn ra đúng với bản chất và ý nghĩa của nó. Chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật qua cách đi lễ chùa.
Ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật là gì?
Trước khi chia sẻ đến bạn thông tin về đi lễ chùa sao cho đúng, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa thanh tao và đẹp đẽ của việc đi lễ chùa. Việc đi lễ chùa hiện nay đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, không chỉ người theo đạo Phật mà những gia đình thông thường cũng coi đây như hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống và thành truyền thống gia đình.
Thông thường vào các dịp lễ như mồng một, đầu năm… người ta đi lễ chùa để cầu mong trời Phật phù hộ cho họ có được sức khỏe, công việc ngày càng thuận lợi và gặp nhiều điều may mắn hơn trong cuộc sống. Họ cũng có thể cầu xin cho con cái, gia đình hoặc những người thân yêu của mình những điều an bình và tốt lành nhất. Nhiều người tìm đến lễ chùa chỉ mong được tịnh tâm, mong được giải tỏa những uẩn khúc trong lòng hoặc những khó khăn, bế tắc họ đang mắc phải mà không tìm được hướng giải quyết. Có thể nói chung quy lại, người ta đi lễ chùa cầu Phật thường với mục đích chính là để giải quyết những trăn trở, những khó khăn và mong ước những ước muốn của họ thành sự thật. Ngoài ra, những Phật tử hoặc người chuyên sâu về pháp môn Tịnh độ thì tìm đến nhà chùa để giác ngộ những chân lí cuộc sống, hướng đến các chân, cái thiện và cái mỹ trong cuộc sống này để gột rửa bản thân và tạo phúc đức cho con cháu về sau.
Thế nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là rất nhiều người hiện đang lợi dụng những ý nghĩa cao đẹp này để “cầu xin vô tội vạ” khiến mất đi nét đẹp thiêng liêng và ý nghĩa cao quý vốn có của việc lễ Phật. Họ đến để khấn vái mong được giàu có hoặc trúng số; những người trẻ rủ nhau đi câu duyên hoặc thậm chí đi cắt tình duyên và vô vàn các lí do có phần “ngớ ngẩn” khác.
Cách đi lễ chùa – những điều nhất định phải biết
Sau đây, để việc đi lễ chùa giữ được nét đẹp nguyên bản vốn có của nó, Dulichbalo sẽ chia sẻ tới bạn tất cả những lưu ý quan trọng cần biết và cần thực hiện khi đi lễ chùa.
Quy định về trang phục khi đi lễ chùa
Không ai ép buộc bạn hay không có quy định nào chi tiết khi đi lễ chùa phải mặc trang phục ra sao, thế nhưng nếu bạn là người có nhận thức đúng đắn thì đây là điều mà không cần ai phải nhắc. Đối với những người không phải Phật tử nhà chùa thì nên chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn, lịch sự và phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt. Nên giặt sạch sẽ và là ủi cẩn thận trước khi đi lễ. Bên cạnh đó, bạn cần kiêng kị việc mặc đồ quá gợi cảm, hở hang hay phản cảm cũng như mặc đồ xộc xệch, lôi thôi lếch thếch khi đi lễ chùa. Theo ngôn ngữ Phật giáo,thì việc này không chỉ phạm giới uế tạp Phật đường mà còn phạm tội bất kính và những điều bạn cầu mong sẽ không thể thành hiện thực. Ngoài ra để việc đi lại, di chuyển dễ dàng thì nên tránh trang phục rườm rà mà hãy chọn đơn giản.
Bên cạnh đó, đối với Phật tử thì bắt buộc phải mặc áo lễ khi bước vào điện thờ Phật trong chùa. Ngoài ra khi sắp hành lễ thì bạn nên nhớ cần tháo bỏ giày dép chính vì vậy không nên đi loại quá cầu kì hay điệu đà. Ăn mặc sao cho đúng là một trong những yếu tố quan trọng trong cách đi lễ chùa phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Những loại đồ cúng cần chuẩn bị
Có hai loại lễ bạn có thể sắm khi đi lễ chùa là lễ chay với lễ mặn.
Đối với lễ chay thường dùng cho việc dâng hương gồm các loại như hoa quả, xôi chè và hương (nhang) thơm. Lễ cha đặt ở chính điện (nơi thờ tự của ngôi chùa).
Đối với lễ mặn gồm các món như thịt gà, giò chả chỉ được dâng lên trong trường hợp cúng các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và đặt tại bàn thờ, điện thờ chứ tuyệt đối không được dâng trên hương án của chính điện vì ở đây chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại hoa tươi, tiền vàng, rượu bia hoặc thuốc lá nhưng không được phạm phải những điều sau:
- Vàng mã, tiền âm phủ chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông mà không được dâng lên các bàn thờ chính.
- Tiền thật chỉ nên bỏ hòm công đức không nên bỏ lên hương án chính điện, rải trên bàn thờ hoặc đặt tiền vào tay tượng.
- Không dùng các loại hoa dại ha hoa tạp để thờ
- Rượu, bia, thuốc lá có thể đặt trên bàn thờ Thánh nhưng không đặt được trên bàn thờ Phật
- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Những nguyên tắc cần nắm rõ khi đi lại và giao tiếp trong chùa
Khi bước vào nhà chính của chùa thì tránh đi bằng cửa giữa (cửa chính) vì cửa này chỉ dành cho cao tăng, thiên tử, bậc thầy khoa bảng.. Quy luật khi đi vào chùa nên đi vào cửa bên phải (cửa giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (Không quan). Lưu ý bạn nên tránh dẫm vào phần bậu cửa của nhà chùa.
Về xưng hô, khi gặp các nhà sư thì xưng con, nói A di đà Phật và xưng bạch thầy. Điều này đúng với thuần phong mỹ tục trong đạo lý giáo nghĩa và mang những ý nghĩa tâm linh riêng đối với nhà thờ. Một điều khác là bạn đừng quên chắp tay hình búp sen khi thưa hoặc mong muốn nói điều gì.
Các bước hành lễ theo nguyên tắc khi đi lễ chùa
Cách đi lễ chùa khi hành lễ với các bước tuần tự bạn cần nắm vững sau: Đầu tiên bạn đặt các lễ vật chuẩn bị như đã hướng dẫn, sau đó tiếp tục đặt lễ lên hương án của chính điện và thiến hành thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Tiếp theo bạn tiến hành thắp hương ở các bàn thờ trong nhà bái đường (kèm theo 3 hoặc 5 lễ). Thường khi thắp hương ở điện thờ Mẫu người ta sẽ tiến hành cầu nguyện. Sau khi xong thì lễ ở nhà thờ Tổ (hay còn gọi là nhà Hậu). Sau khi xong xuôi tới cuối buổi lễ thì nên tới phòng tiếp khách hỏi thăm các tăng trụ trì và sư.
Cách khấn khi đi lễ chùa
Đi lễ chùa khấn như thế nào chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin chia sẻ bài văn khấn nôm khi đi lễ chùa tại chùa Đức Ông – Đức Chúa Ông nguyên văn:
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc rõ 3 lần kết hợp 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……….
Ngụ tại ……..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ……………….trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Adi đà Phật (đọc rõ 3 lần kết hợp 3 lạy)
Ngoài ra, những việc được xem là trái với đạo lý, nguyên tắc và không nên thực hiện hoặc làm khi đi lễ chùa gồm có:
Không nói chuyện, cười đùa hoặc bình phẩm trong chùa; không ho khạc, hắt hơi trong khu vực thờ cúng; Không ngồi hoặc nằm trong khu vực Phật đường; Không nhai trầu, ăn uống, hút thuốc hoặc đi giày dép ở những nơi trang nghiêm; không tùy tiện quay phim chụp hình…
Hy vọng thông qua những thông tin chi tiết về Cách đi lễ chùa được chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và đi lễ chùa đúng cách. Đừng quên truy cập Dulichbalo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin thú vị đa lĩnh vực khác nhé.